Chứng chỉ LEED là gì? Ưu và nhược điểm của chứng chỉ LEED?

Chứng chỉ LEED là gì?

LEED, viết tắt của cụm từ “Leadership in Energy and Environmental Design” (tạm dịch là “Định hướng Thiết kế về Năng lượng và Môi trường”) là một giấy chứng chỉ được cấp bởi Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (U.S. Green Building Council), một tổ chức phi chính phủ chuyên đánh giá các công trình, tòa nhà đạt chuẩn thân thiện với môi trường, hay chúng ta cũng có thể gọi là tiêu chuẩn XANH trong kiến trúc hiện đại.

LEED là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh, được công nhận và thẩm định cho những công trình kiến trúc, cung cấp cho bên thứ ba và chứng nhận rằng một tòa nhà hoặc một sở hữu công cộng được thiết kế và xây dựng dựa theo những tiêu chuẩn hướng đến việc cải thiện hiệu suất, kết hợp với các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng, hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí thải C02, nâng cao chất lượng môi trường sống, nâng cao khả năng quản lý nguồn tài nguyên và khả năng linh hoat của công trình trong việc thích ứng với sự thay đổi.

LEED là một tiêu chuẩn rất thuyết phục bởi sự linh hoạt vì nó dễ dàng áp dụng cho tất cả các loại công trình – từ công trình thương mại cho đến dân cư. Nó hoat động trong suốt quy trình xây dựng – thiết kế và xây dựng, vận hành và bảo hành, trang bị cho con người những sư đổi mới đáng kể. 

Chứng chỉ LEED mang lại giá trị gì?

Khi được chứng nhận LEED nghĩa là công trình đó sử dụng hiệu quả nước và năng lượng, thải ít khí CO2 và tận dụng tốt các nguồn tài nguyên ở địa phương giúp giảm thiểu mức độ sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất và vận chuyển.

Song song với sự bùng nổ trong thị trường Xanh như thực phẩm hữu cơ, xe hybrid sử dụng năng lượng hiệu quả,… kiến trúc Xanh đang thu hút được sự quan tâm của những nhà qui hoạch, các nhà đầu tư, các đơn vị thiết kế đến người tiêu dùng.

Những công trình, những toà nhà đạt tiêu chuẩn xanh, thân thiện với môi trường luôn chiếm được thiện cảm và cũng là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của khách hàng ngày nay. Chính sự góp mặt của tiêu chuẩn LEED mang giá trị toàn cầu đã giúp tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả trong các tòa nhà không chỉ góp phần làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, mà còn góp phần quan trọng trong xây dựng một cuộc sống văn minh, hiện đại, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Phân hạng chứng chỉ LEED

Để đạt được chứng chỉ LEED, các công trình kiến trúc phải đáp ứng tất cả các điều kiện tiên quyết và đạt được điểm tín chỉ theo từng hạng mức. Điểm tín chỉ càng cao càng cho thấy dự án bất động sản này bền vững và thân thiện với môi trường hơn những công trình khác. Cấp độ chứng nhận của chuẩn LEED thường theo các ngưỡng dưới đây:

Certified: 40–49 điểm

Silver: 50–59 điểm

Gold: 60–79 điểm

Platinum: 80+ điểm

Ưu điểm của chứng chỉ LEED

Chứng chỉ LEED được công nhận ở nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ. Việc dự án bất động sản đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe có thể là một yếu tố khiến các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia lựa chọn địa điểm của bạn làm nơi đặt trụ sở, văn phòng làm việc.

Những tòa nhà thân thiện với môi trường, đạt chuẩn quốc tế là một cách làm vô cùng hữu hiệu để quảng bá dự án với công chúng, nâng cao hình ảnh và vị thế của chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng đến đối tác, khách hàng, nhà cung ứng và với công chúng.

Việc xây dựng dự án bất động sản đạt chuẩn LEED cũng là cách để doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của chính phủ và các tổ chức, cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Nhược điểm của chứng chỉ LEED

Việc đáp ứng các yêu cầu, quy định để đạt chứng chỉ LEED đòi hỏi các doanh nghiệp phải bỏ nhiều chi phí trong quá trình thiết kế, thi công và bảo trì dự án bất động sản. Điều này khiến giá thuê văn phòng của các dự án bất động sản chuẩn LEED thường cao hơn so với mặt bằng chung trên thị trường.

Một số các quy định liên quan tới chuẩn LEED có thể không phù hợp với đặc thù tại Việt Nam. Đây là lý do mà nhiều chủ đầu tư cố gắng để dự án của mình đạt cả 2 quy chuẩn: LEED và LOTUS.

=> Dù tồn tại một vài điểm bất cập, xong với những lợi ích của mình, tiêu chuẩn LEED vẫn đang là một trong những hệ thống đánh giá công trình xanh phổ biến tại Việt Nam. 

Cách để công trình đạt chứng chỉ LEED

Hệ thống đánh giá Leed của Hiệp hội Công trình Xanh Mỹ USGBC dựa vào sáu tiêu chí dưới đây để đánh giá một kiến trúc xanh:

Thiết kế địa điểm bền vững

Sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước

Năng lượng với môi trường

Vật liệu và tài nguyên

Chất lượng môi trường trong phòng

Thiết kế có tính đổi mới

Hoá chất HTS Chem – Hỗ trợ cho công trình đạt chứng chỉ LEED

HTS Chem có bề dày kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp toàn diện cho sàn bê tông công nghiệp. Đặc biệt, chúng tôi đã tích hợp hệ thống quản lý chất lượng có thể giúp công trình đạt chứng chỉ LEED (EQ Credit 4.2). 

Ngoài ra, các hoá chất liquid hardener HTS Hard+ và HTS Finish Plus sử dụng cho công trình của chúng tôi đều không chứa hoặc hàm lượng VOC rất thấp, rất an toàn và thân thiện với môi trường, từ đó có thể giúp công trình đạt chứng chỉ LEED (EQ Credit 4.2). Nên hoá chất tăng cứng phủ bóng sàn bê tông của công ty HTS Chem luôn được giới chuyên môn, kiến trúc sư, kỹ sư, thầu thợ chuyên nghiệp sử dụng và đánh giá rất cao. 

=> Liên hệ ngay chuyên gia hoá chất của HTS Chem để nhận tư vấn miễn phí về chứng chỉ LEED và báo giá hoá chất tăng cứng, phủ bóng sàn bê tông cho công trình của bạn nhé!

Rate this post
Gọi điện thoại
0986.575.335
Chat Zalo