Sơn epoxy hệ lăn: Quy trình thi công sơn 5 bước đơn giản

Sơn epoxy hệ lăn: Quy trình thi công sơn 5 bước đơn giản

Nói đến sơn epoxy ở Việt Nam chia ra 2 hệ chính đó là sơn epoxy hệ lănsơn epoxy hệ tự san phẳng. Sử dụng sơn hệ lăn là giải pháp hay với chất lượng tốt, chi phí thấp và dễ thi công.

Sơn Epoxy hệ lăn là gì?

Sơn epoxy hệ lăn là loại sơn 2 thành phần gồm chất đóng rắn và sơn epoxy. Nó đươc sử dụng con lăn Ruler để thi công. Sơn epoxy hệ lăn thường mỏng hơn khoảng 0,2 cho đến 0,5mm so với sơn epoxy hệ tự san phẳng.

Sơn epoxy hệ lăn: Quy trình thi công sơn 5 bước đơn giản

Ưu điểm sơn Epoxy hệ lăn

  • Độ dày từ 0,2 – 0,5mm.
  • Chịu tải trọng trung bình.
  • Thẩm mỹ cao, hài hòa, đẹp mắt.
  • Giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí.
  • Màu sắc đa dạng, nhiều sự lựa chọn.
  • Bền bỉ, chắc chắn, tuổi thọ khá cao.
  • Mặt sơn láng mịn, sáng bóng, mượt mà.
  • Chống mài mòn, kháng khuẩn, chống va đập,…
  • Thời gian thi công ngắn, dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
  • Chống trơn trượt, chịu nhiệt tốt, chống nước, chống dầu mỡ, hóa chất,…
  • Sử dụng được trên nhiều địa hình đặc thù như sàn, trần, tường hay gạch men.

Nhược điểm sơn Epoxy hệ lăn

  • Dễ bị ảnh hưởng bởi sàn khi bị nứt, lún, gãy,…
  • Đối với tia UV thì màu không được bền cho lắm, vì thế nên ưu tiên dùng trong nhà.
  • Để thi công được thì đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe hơn như Mác > 250, mức độ ẩm < 10%.
  • Khả năng chống va đập, trầy xước chỉ trong thời gian đầu, về lâu về dài không hạn chế triệt để được.
  • Với dòng dung môi dầu thường thì mùi khá khó chịu và có tính độc hại, thi công cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ.

Sơn epoxy hệ lăn thường dùng cho các công trình nào?

Một số dự án công trình đặc chưng mà sơn epoxy hệ lăn sử dụng phổ biến phải kể đến như:, Xí nghiệp, nhà xưởng, dược phẩm, Hệ thống nhà máy linh kiện điện tử, cơ khí. Các khu vô trùng, sàn thương mại, bệnh viện, tầng hầm, kho hàng, nhà máy giải khát, thực phẩm sân thể thao,…

Quy trình thi công sơn epoxy hệ lăn 5 bước

Quy trình thi công sơn epoxy có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định độ bền bỉ và tính thẩm mỹ. Hãy đảm bảo thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn đặt ra gồm 5 bước đơn giản dưới đây:

Bước 1: Kiểm tra, xử lý và mài mặt sàn

  • Loại bỏ các khuyết điểm mặt sàn như lồi, lõm, nứt,…(nếu có).
  • Dùng máy để mài, tạo nhám làm chân bám, tiền đề cho việc nâng cao khả năng kết dính.
  • Sử dụng máy chuyên dụng có tích hợp hút bụi để thực hiện việc này.

Bước 2: Dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ

  • Trước khi bước vào thi công các lớp sơn cần dọn dẹp sạch sẽ để loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất, dầu mỡ còn vương trên mặt sàn.
  • Đảm bảo sàn khô thoáng, nên sử dụng các hệ thống ống gió với các khu vực kín, không gian hẹp.

Bước 3: Phủ lớp sơn lót epoxy

  • Là lớp sơn lót epoxy nhằm làm tăng độ cứng chắc cho mặt sàn.
  • Đồng thời còn là lớp trung gian giữa mặt sàn và lớp sơn epoxy, tăng mức độ bám dính.

Bước 4: Thi công sơn epoxy hệ lăn lớp 1

  • Sử dụng máy quấy để trộn các thành phần sơn epoxy lại, tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.
  • Sử dụng rulo lăn lớp thứ nhất lên bề mặt sàn, lăn đều tay.
  • Xử lý chà và vệ sinh bề mặt sau khi thi công lớp thứ nhất.

Bước 5: Thi công sơn epoxy hệ lăn lớp 2

  • Công đoạn cuối chính là thực hiện lớp thứ 2 (lớp hoàn thiện), cần sự tỉ mĩ, kỹ càng và cẩn thận vì lớp này sẽ quyết định chính đến tính thẩm mỹ của mặt sàn sau này.
  • Cần những công nhân giàu kinh nghiệm, tay nghề cao để đảm bảo chất lượng và mỹ quan tốt nhất cho bề mặt sàn công trình thi công.

Nhìn chung sơn epoxy hệ lăn là một giải pháp mang lại công năng, thẩm mỹ và chi phí rẻ phù hợp với công trình yêu cầu không cao. Với những công trình yêu cầu khắt khe hơn thì nên sử dụng phương pháp sơn epoxy tự san phẳng sẽ phù hợp.

Rate this post
Gọi điện thoại
0986.575.335
Chat Zalo