Những điều cần lưu ý khi thi công sơn lót chống ăn mòn

Sơn lót chống ăn mòn là một phần quan trọng trong mọi công trình giúp công trình bền đẹp hơn với thời gian. Hãy cùng kỹ thuật HTS tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Sơn lót chống ăn mòn là gì?

Sơn lót chống ăn mòn là một loại sơn hai thành phần, với thành phần A là sơn và thành phần B là chất đóng rắn. Loại sơn này được thiết kế đặc biệt để bảo vệ và trang trí các bề mặt cấu trúc thép, kim loại, hoặc sàn bê tông, đặc biệt là trong các môi trường mà có sự tiếp xúc với hóa chất, axit, hoặc nơi mà môi trường có nguy cơ ăn mòn cao.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất sơn và hóa chất công nghiệp chất lượng cao, trong đó có thương hiệu HTS PAINT của Hãng Sơn Công Nghiệp HTS. Sơn lót chống ăn mòn HTS® KC2110 là sản phẩm sơn lót chống rỉ gốc Alkyd cao cấp một thành phần thế hệ mới có tác dụng trang trí và bảo vệ các bề mặt kết cấu sắt, thép và kim loại. Sản phẩm có độ bám dính tuyệt hảo, giàu kẽm rất thích hợp để chống rỉ hoặc làm lớp lót trung gian.

Đây là dòng sơn lót chính hãng, hỗ trợ tốt nhất trong quy trình thi công sơn chống ăn mòn rỉ sét, làm sáng bề mặt và tăng tuổi thọ vật liệu.

Tính năng của sơn lót chống ăn mòn

Việc sử dụng dòng sơn lót chống ăn mòn HTS® KC2110 cho sắt thép đang trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng và các chủ đầu tư trong việc chống rỉ hiệu quả. Dưới đây là một số ưu điểm của loại sơn này:

–  Khô nhanh, tiết kiệm thời gian thi công.

– Chống rỉ, chống ăn mòn tốt cho bề mặt kim loại.

– Siêu bám dính và chống va đập rất tốt.

– Chống chịu tốt trước tác động của thời tiết.

– Dễ thi công và hiệu quả kinh tế.

>> Xem thêm: Sơn lót là gì? Công dụng và một số câu hỏi thường gặp

>> Xem thêm: Hướng dẫn thi công sơn lót chuẩn kỹ thuật mới nhất

Quy trình thi công sơn lót chống ăn mòn

Để tạo độ bám dính tốt, bề mặt bóng đẹp có thể phủ thêm sơn phủ chống rỉ HTS® AK200 hoặc HTS® AK100C.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

HTS® KC2110 đạt hiệu quả nhất khi được thi công trên bề mặt khô, sạch, không bụi bẩn, không có các vết dầu mỡ, nấm mốc, lớp sơn cũ và tạp chất ngăn cản sự bám dính của sơn.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ và trộn sản phẩm

Dụng cụ thi công: Chổi sơn, con lăn, máy phun chân không, hoặc máy phun thông thường.

Dụng cụ, thiết bị để khuấy, trộn đều sản phẩm.

Trộn sản phẩm: Khuấy lắc kĩ bằng cơ học cho vật liệu đồng nhất hoặc sử dụng máy trộn chuyên dụng để khuấy đều sản phẩm khoảng 1-3 phút. Sản phẩm có thể trộn thêm dung môi pha loãng Thinner HTS với tỉ lệ không vượt quá 10%

Bước 3: Thi công sản phẩm 

Sử dụng các dụng cụ thi công kể trên, đảm bảo sản phẩm được thi công đều trên bề mặt, có thể thi công nhiều lớp để đạt hiệu quả cao, chất lượng tốt nhất.

Sau đó, nên thi công 1-2 lớp sơn phủ khác nếu muốn gia tăng thêm lợi ích, tính năng:

+ Muốn bề mặt bóng đẹp và bền hơn, thi công thêm sơn phủ chống rỉ HTS®AK100C hoặc HTS® K200

+ Nếu muốn thêm tính năng chống nóng, thi công thêm sơn phủ chống nóng mái tôn HTS® XH-H001

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của HTS Paint – Chuyên gia sơn công nghiệp sẽ giúp ích cho bạn khi thi công ngôi nhà của mình. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ thêm các vấn đề liên quan đến sơn, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua SDT:0986.575.335 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Rate this post
Gọi điện thoại
0986.575.335
Chat Zalo