Kinh nghiệm dùng sơn gốc dầu hay sơn gốc nước cho công trình

Việc chọn lựa giữa sơn gốc dầu và sơn gốc nước có thể gây khó khăn, đặc biệt nếu bạn chưa rõ về đặc điểm của từng loại. Hãy cùng HTS Paint phân biệt hai loại sơn này để giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp cho công trình của mình.

Sơn gốc dầu là gì? Sơn gốc nước là gì?

Sơn gốc dầu và sơn gốc nước có sự khác nhau cơ bản về thành phần, kết cấu cũng như ứng dụng. Để người dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, dưới đây sẽ là đặc điểm nổi bật của từng loại sơn:

Sơn gốc dầu là gì?

Dung môi dùng để pha sơn gốc dầu chủ yếu là dầu, và chất liên kết trong sơn gốc dầu có thể đến từ thiên nhiên hoặc được đặc chế đặc biệt. Khi tiếp xúc với không khí, chất liên kết này sẽ khô lại, tạo ra lớp sơn cứng và khô nhanh hơn. Các loại sơn lót cũng được làm từ sự kết hợp của dầu và xăng thơm, giúp chuẩn bị bề mặt cho lớp sơn phủ.

Sơn gốc dầu được tạo ra từ các hợp chất hóa dầu và thực vật. Khi sơn bay hơi, nó phát tán các hợp chất vào không khí, tạo ra mùi đặc trưng khá nồng và hắc. Nếu tiếp xúc nhiều, mùi này có thể gây đau đầu, buồn nôn hoặc kích ứng da.

Sơn gốc nước là gì?

Sơn gốc nước sử dụng nước làm dung môi chính trong quá trình sản xuất. Một điểm thuận lợi của sơn gốc nước là nó có thể dễ dàng được pha loãng và làm sạch bằng nước lạnh. Lớp sơn từ loại sơn này có khả năng co giãn tốt, chống nước hiệu quả và có tuổi thọ cao.

Tương tự như các loại sơn khác, sơn gốc nước có thể bao gồm các thành phần như epoxies, polyurethane, acrylics, và nhiều loại khác. Vì dung môi chính của sơn gốc nước là nước, nên nó phát thải ít hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) hơn, làm cho sơn gốc nước thân thiện hơn với môi trường và sức khỏe của người sử dụng.

Xem thêm: 

Sơn Acrylic có phải sơn gốc nước không? Ưu nhược điểm của sơn Acrylic

Sơn gốc dầu cao cấp : Sự lựa chọn hàng đầu cho bề mặt kim loại

Sơn gốc dầu và sơn gốc nước khác nhau như thế nào?

Mỗi dòng sơn đều có những đặc điểm riêng, vì thế Nên dùng sơn gốc dầu hay sơn gốc nước thì cần phải biết chúng khác nhau như thế nào. Để phân biệt và lựa chọn cho đúng.

Sơn gốc dầu Sơn gốc nước
Độ sáng Có độ sáng, bóng hơn.

Độ sáng mất dần theo thời gian

Độ hoàn thiện thấp hơn.

Độ sáng duy trì trong khoảng thời gian dài hơn

Độ bền Khả năng chống hao mòn tốt

Sơn khô hơn nên có tính linh hoạt kém, dễ bị nứt, giòn hoặc phấn hóa

Tính linh hoạt tốt, ít bị nứt
Độ an toàn Thường chứa nhiều VOC hơn, gây hại cho sức khỏe con người và môi trường

Tạo ra hạt bụi môi trường khi sơn

Chứa ít các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) hơn

An toàn hơn cho sức khỏe và môi trường

Điều kiện thi công Chịu được các điều kiện khắc nghiệt mà không ảnh hưởng đến hiệu quả sau thi công Sơn không hoạt động tốt trong các điều kiện không ổn định

Sơn khô quá nhanh hoặc quá chậm có thể ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả

Điều kiện bề mặt Bề mặt thi công sơn phải khô hoàn toàn, không được ẩm ướt Bề mặt thi công có thể hơi ẩm nhẹ. Độ ẩm làm lớp sơn mỏng hơn nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả
Thời gian sơn khô Khoảng từ 6 – 8 giờ

Đợi khoảng 16 – 20 giờ để sơn lớp tiếp theo

Mất khoảng  2 -3 ngày để khô hoàn toàn

Khoảng từ 30 – 60 phút

Đợi khoảng 2 – 3 giờ để sơn lớp tiếp theo

Mất 1 tuần để khô hoàn toàn

Vệ sinh, bảo dưỡng Khó vệ sinh làm sạch bề mặt lớp màng sơn Dễ vệ sinh và làm sạch lớp màng sơn

Nên dùng sơn gốc dầu hay sơn gốc nước?

Nhiều người thường phân vân không biết nên chọn sơn gốc nước hay sơn gốc dầu cho công trình của mình. Việc lựa chọn giữa hai loại sơn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm bề mặt thi công, mục đích sử dụng, điều kiện môi trường, và cả sở thích cá nhân.

Để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn, hãy tham khảo một số lời khuyên sau:

  • Nên lựa chọn sơn gốc dầu

– Thi công sơn ngoại thất: Sơn gốc dầu thường có độ bền cao hơn và khả năng chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt tốt hơn, vì vậy nó rất phù hợp cho các công trình ngoài trời.
– Thi công yêu cầu hoàn thiện độ bóng cao: Nếu bạn muốn có một lớp sơn bóng mịn và cao cấp, sơn gốc dầu là sự lựa chọn lý tưởng nhờ khả năng tạo ra bề mặt bóng đẹp.
– Thi công sơn lại lớp sơn cũ: Khi sơn lại một lớp sơn gốc dầu cũ, sử dụng sơn gốc dầu mới sẽ giúp lớp sơn mới bám dính tốt hơn vào lớp sơn cũ, mang lại kết quả đồng đều hơn.

  • Nên lựa chọn sơn nhà gốc nước:

– Thi công sơn nội thất: Sơn gốc nước là lựa chọn lý tưởng cho các bề mặt nội thất như tường và trần. Nó có ít mùi hơn và an toàn hơn cho sức khỏe của người sử dụng.
– Thi công nhanh chóng: Sơn gốc nước thường khô nhanh hơn, giúp rút ngắn thời gian thi công và hoàn thành công trình nhanh hơn.
– An toàn cho sức khỏe và môi trường: Sơn gốc nước chứa ít hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC), giảm tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.

Khi chọn giữa sơn gốc dầu và sơn gốc nước, sự lựa chọn phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của bạn:

– Sơn gốc nước là lựa chọn tối ưu cho các bề mặt nội thất, đặc biệt trong không gian sống và làm việc, nơi yêu cầu an toàn cho sức khỏe và môi trường.
– Sơn gốc dầu có thể là lựa chọn hợp lý hơn cho các bề mặt ngoại thất hoặc khi bạn cần một lớp sơn bóng đẹp và có độ bền cao hơn.

Việc lựa chọn giữa sơn gốc nước và sơn gốc dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu cụ thể, mục đích sử dụng và ngân sách. Cả hai loại sơn đều có chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu khác nhau. Để đưa ra quyết định tốt nhất, bạn nên xem xét kỹ đặc điểm của từng loại sơn và thương hiệu sản phẩm. Tìm hiểu kỹ lưỡng sẽ giúp bạn chọn được loại sơn phù hợp nhất cho dự án của mình.

Rate this post
Gọi điện thoại
0986.575.335
Chat Zalo